Data, Information & Insights - 3 bước biến Data thành doanh số
Data - Dữ liệu chưa có ngữ cảnh
Data là dữ liệu chưa có ngữ cảnh, được thu thập hoặc ghi nhận một cách sơ bộ mà chưa qua quá trình phân tích hay xử lý. Ví dụ: Doanh nghiệp ghi nhận được Data như sau”“Trung bình có gần 5000 người dùng đăng nhập ứng dụng trong mỗi ngày cuối tuần”. Data này sẽ không có ý nghĩa cụ thể cho đến khi được phân tích và chuyển hóa thành Information.
Information - Dữ liệu đặt trong ngữ cảnh cụ thể (có hoặc không hữu ích)
Khi Data được đưa vào ngữ cảnh và liên kết với các Data khác, nó sẽ trở thành Information và giúp ta hiểu rõ hơn về một vấn đề hoặc tình huống nhưng chưa biết là nó có hữu ích hay không. Ví dụ từ dữ liệu “Trung bình có gần 5000 người dùng đăng nhập ứng dụng trong mỗi ngày cuối tuần”, khi được so sánh với số lượng người dùng đăng nhập mỗi ngày trong tuần và sau đó thể hiện dưới dạng biểu đồ cột hoặc đường, chúng ta có thể nhận thấy thông tin: Lượng người dùng đăng nhập vào cuối tuần ít hơn hẳn so với các ngày trong tuần.
Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là thông tin dạng sự thật hiển nhiên và chưa đủ để chúng ta có thể đưa ra được quyết định đúng đắn để cải thiện. Để làm được điều này, chúng ta cần biến Information trở thành Insight.
Insight - Nguyên nhân hiểu biết ẩn chứa đằng sau các thông tin hữu ích
Insight là việc tổng hợp nhiều Information để ra quyết định, đòi hỏi phải đào sâu phân tích để tìm ra những lý do, nguyên nhân ẩn chứa đằng sau các Information hữu ích, từ đó xác định được giải pháp cải thiện phù hợp.
Tiếp tục với ví dụ trên, chúng ta có thông tin "Lượng người dùng đăng nhập vào cuối tuần ít hơn hẳn so với các ngày trong tuần". Sau khi xem xét kỹ lưỡng các chỉ số như: Số lượng truy cập từng trang, tần suất truy cập, thời gian ở lại trang,... kết hợp với việc khảo sát người dùng, chúng ta có thể rút ra được Insight như sau: "Người dùng ít sử dụng ứng dụng vào ngày cuối tuần do ứng dụng không cung cấp nội dung hoặc tính năng phù hợp với nhu cầu giải trí và thư giãn vào những ngày này”.
Từ Insights tới Product Solution
Insights có được ở trên chính là căn cứ để chúng ta đưa ra các giải pháp như tổ chức chương trình vui chơi có thưởng, bổ sung tính năng dạng Gamification,... nhằm tăng lượng truy cập của người dùng vào ngày cuối tuần, qua đó cải thiện trải nghiệm người dùng (User Experience)
Xem thêm: Case-study Waitrr: Thấu hiểu "nỗi đau" để tạo nên tác động đích thực
Tuy nhiên khi lựa chọn giải pháp, bên cạnh User Experience, chúng ta nên cân nhắc thêm các khía cạnh về Business Goal (giải pháp này có hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết được bài toán kinh doanh) và Optimal Technology (giải pháp này có tối ưu về mặt công nghệ). Đây là cách để doanh nghiệp hạn chế rủi ro: Giải pháp đưa ra giải quyết được nhu cầu người dùng nhưng không giúp tạo ra doanh số, hoặc sử dụng công nghệ quá phức tạp, tốn nhiều chi phí và thời gian để vận hành hay nâng cấp.
Xem thêm: Impactful Product - Kim chỉ nam trong việc xây dựng sản phẩm số tại GEEK Up
Nhận thông tin mới nhất từ GEEK Up