Mua giải pháp sẵn có hay Tự phát triển giải pháp “may đo”: Đâu là lựa chọn phù hợp cho chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp?
Trong bối cảnh Việt Nam bước vào kỷ nguyên số hóa toàn diện, các doanh nghiệp trên thị trường phải đối mặt với một câu hỏi chiến lược quan trọng: “Đối với các sản phẩm số chiến lược thì nên mua giải pháp sẵn có hay tự mình phát triển?”. Quyết định này không chỉ tác động đến tiến bộ về mặt công nghệ của doanh nghiệp mà còn là yếu tố chiến lược giúp doanh nghiệp dẫn đầu thị trường. Các giải pháp sẵn có (giải pháp Ready-made) giúp doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình số hóa mà vẫn tối ưu chi phí. Trong khi đó, các giải pháp may đo (giải pháp Tailor-made) lại có khả năng đáp ứng nhu cầu đặc thù của từng doanh nghiệp và tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài, bền vững. Vậy khi nào thì doanh nghiệp nên chọn mua những giải pháp Ready-made, khi nào thì nên đầu tư vào giải pháp Tailor-made?
Hiểu về Ready-made và Tailor-made Solution
Ready-made Digital Solutions (giải pháp sẵn có hay giải pháp Ready-made) là các giải pháp công nghệ đã được làm sẵn dựa trên những nhu cầu phổ biến của thị trường và lý tưởng cho các doanh nghiệp cần triển khai nhanh chóng. Các giải pháp này giúp tối ưu chi phí và thời gian thực hiện, tận dụng các tính năng đã được kiểm chứng về mức độ hiệu quả từ thị trường.
Tailor-made Digital Solution (giải pháp may đo hay giải pháp Tailor-made) là các giải pháp được xây dựng từ đầu nhằm đáp ứng những mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Với giải pháp Tailor-made, doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế sẵn có kết hợp với tinh thần đổi mới sáng tạo để tạo ra những sản phẩm số độc đáo. Đây là yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài, hỗ trợ tăng trưởng bền vững và củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Một chiến lược phát triển sản phẩm số, bắt đầu từ việc lựa chọn giữa mua giải pháp sẵn có hay tự phát triển, muốn đạt hiệu quả thì cần bao hàm rất nhiều lựa chọn riêng biệt được doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng. Việc mua những sản phẩm sẵn có (Ready-made) hay tự mình xây dựng sản phẩm số may đo (Tailor-made) đều sẽ có những ưu và nhược điểm riêng:
Nhìn chung, quyết định giữa mua sản phẩm số sẵn có (Ready-made) và tự phát triển từ đầu sản phẩm may đo (Tailor-made) là bước khởi đầu quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Việc mua sản phẩm số có sẵn gắn liền mật thiết với các giải pháp Ready-made như SaaS (Software-as-a-Service) và Off-the-Shelf Product. Ngược lại, giải pháp Tailor-made hướng tới các sản phẩm sáng tạo đột phá hoặc được thiết kế phù hợp với bối cảnh và nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp; đồng thời, lựa chọn này muốn thành công thì cần phải xây dựng một đội ngũ nội bộ mạnh mẽ hoặc hợp tác với đối tác sản phẩm số (Product Partner).
Khi nào doanh nghiệp nên chọn giải pháp Ready-made?
Doanh nghiệp nên chọn giải pháp Ready-made trong các trường hợp sau:
- Có nhu cầu chuẩn hóa: Khi doanh nghiệp cần các giải pháp tiêu chuẩn, dựa trên best practices hoặc sao chép mô hình đã thành công trên thị trường.
- Muốn triển khai nhanh chóng: Với Ready-made, doanh nghiệp nhanh chóng có được sản phẩm để kịp thời đáp ứng nhu cầu.
- Đặt mục tiêu tối ưu chi phí: Giải pháp này giúp tiết kiệm chi phí triển khai nhờ vào việc sử dụng các tính năng đã được thị trường kiểm chứng.
Khi nào doanh nghiệp nên chọn giải pháp Ready-made?
Trên hành trình chuyển đổi số, doanh nghiệp thường sẽ đi qua 3 giai đoạn gồm: (1) Digitalized & Connected; (2) Integrated & Transformed; (3) Reinvented.
Trong đó, giai đoạn Reinvented - giai đoạn 3 của hành trình chuyển đổi số - của doanh nghiệp là thời điểm vàng để đầu tư vào các giải pháp Tailor-made. Trong giai đoạn này, sản phẩm số đã trở thành “vũ khí công nghệ”, quyết định việc thu hút khách hàng và xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững. Khi đó, một sản phẩm số sẽ mang trên mình rất nhiều sứ mệnh, doanh nghiệp cũng có những yêu cầu phức tạp, cần sản phẩm số đáp ứng được như:
- UX/UI tối ưu, đem lại trải nghiệm người dùng vượt trội và ấn tượng.
- Luồng vận hành tối ưu giúp giảm thiểu lỗi phát sinh và nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Kiến trúc hệ thống và bảo mật đạt chuẩn đảm bảo hiệu suất vượt trội và độ an toàn cao cùng chất lượng code ổn định.
Với những yêu cầu đặc thù đòi hỏi sản phẩm số phải hoàn toàn phù hợp với hệ thống cấu trúc và luồng vận hành khổng lồ của doanh nghiệp, cũng như tạo ra những trải nghiệm tích cực và ấn tượng cho người dùng, các sản phẩm Ready-made hầu như không thể đáp ứng được. Việc phát triển các sản phẩm số bằng giải pháp Tailor-made không chỉ giúp đáp ứng những nhu cầu riêng biệt mà còn đảm bảo tính bền vững lâu dài, là yếu tố then chốt để doanh nghiệp duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh trong thị trường ngày càng khốc liệt.
GEEK Up – Đối tác sản phẩm tối ưu cho giải pháp Tailor-made
Với vai trò là Product Partner, GEEK Up có khả năng thấu hiểu bài toán của doanh nghiệp và “may đo” những phải pháp số phù hợp với mục tiêu phát triển dài hạn, từ đó, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác và tận dụng những giá trị về mặt kinh doanh của mình. Trải qua hơn 10 năm, GEEK Up đã thiết kế giải pháp cho 100+ khách hàng, mang đến sự hài lòng và thành công của những tên tuổi nổi bật trong ngành như: TPBank, Shinhan Finance, Eastspring, Ngân hàng ACB, Tập đoàn Lộc Trời, Hoàng Phúc International, Amazon Global Selling,...
Liên hệ với GEEK Up để tìm hiểu thêm về giải pháp Tailor-made và cùng chúng tôi tạo dựng những “vũ khí công nghệ” giúp doanh nghiệp bạn dẫn đầu, duy trì sức bền trong thị trường đầy cạnh tranh.
Nhận thông tin mới nhất từ GEEK Up