3 Khác Biệt Cơ Bản Giữa Ứng Dụng B2B và B2C
Những câu hỏi đầu tiên mà GEEK Up thường hỏi các Doanh nghiệp đang cần phát triển ứng dụng là “đối tượng người dùng mục tiêu của Doanh nghiệp bạn là gì?”, “bạn đang xây dựng ứng dụng này cho người dùng hay cho đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp của bạn sử dụng?”.
Vì thấu hiểu và xác định người dùng hay khách hàng mục tiêu sẽ là yếu tố chính cho tất cả mọi thứ được đưa vào ứng dụng, từ thiết kế UX/UI, tính năng, ngôn ngữ, luồng thông tin, nghiệp vụ, thậm chí là tên gọi ứng dụng. Tất cả đều phải được tạo ra dựa trên các nghiên cứu về nhu cầu của người dùng.
Sự khác biệt giữa ứng dụng B2B và ứng dụng B2C là cách phân loại chung nhất mà Doanh nghiệp cần thiết lập giữa các nhóm người dùng mục tiêu khác nhau. Ngoài sự khác biệt, cả ứng dụng B2B và B2C đều có mặt lợi và mặt trái của nó. Nếu không biết về những khác biệt này cũng như những ưu và nhược điểm của việc phát triển ứng dụng B2B và B2C, chúng ta sẽ không thể chọn điều phù hợp nhất cho Doanh nghiệp.
Bài viết này từ GEEK Up sẽ cung cấp cho Doanh nghiệp các góc nhìn khác nhau về phát triển ứng dụng B2B và B2C cũng như giúp nhà quản lý rõ ràng hơn khi đưa ra quyết định ứng dụng nào nên chọn để đầu tư và phát triển.
Ứng dụng B2B là gì?
Ứng dụng dành cho các Doanh nghiệp thường được phát triển nhằm mục đích tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, đơn giản hóa các quy trình vận hành phức tạp hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể của Doanh nghiệp. Các ứng dụng B2B được các Doanh nghiệp sử dụng để kết nối với các Doanh nghiệp khác, khách hàng và nhân viên cũng như các bên liên quan khác. Chủ yếu thì các ứng dụng này được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp. Chúng bao gồm các ứng dụng bán hàng, quản lý hàng tồn kho, điểm bán hàng và một loạt các chức năng khác.
Ưu điểm của ứng dụng B2B
- Mang lại cho doanh nghiệp nhiều không gian hơn về khả năng mở rộng và tuân theo một cấu trúc. Vì các ứng dụng này được phát triển để giải quyết một vấn đề cụ thể, bạn sẽ thấy rằng quá trình diễn ra sau đó khá đơn giản. Khi mục đích của các ứng dụng được xác định rõ ràng sẽ giúp cho công việc của đội ngũ phát triển sản phẩm dễ dàng hơn rất nhiều vì họ biết chính xác tại sao ứng dụng này ra đời
- Bằng cách làm cho toàn bộ quy trình nội bộ hoạt động hiệu quả hơn, các ứng dụng B2B cũng có thể giảm chi phí phục vụ khách hàng của Doanh nghiệp
- Giúp các Doanh nghiệp cải thiện sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng thông qua việc mang lại trải nghiệm liền mạch
Nhược điểm của ứng dụng B2B
- Vì các ứng dụng B2B được phát triển để làm cho một quy trình phức tạp trở nên đơn giản hơn, nên nó đòi hỏi nhiều công sức hơn. Cụ thể, đội ngũ làm sản phẩm cần thực hiện rất nhiều nghiên cứu và rất nhiều tài nguyên để tạo một ứng dụng B2B. Kết quả, chi phí đầu tư cho B2B sẽ đắt hơn các ứng dụng truyền thống. Hầu hết các ứng dụng này đều được tích hợp nhiều tính năng mà có thể góp phần làm tăng tổng chi phí đầu tư
- Các ứng dụng B2B tập trung vào đối tượng người dùng chuyên biệt. Khi kết hợp với chi phí đầu tư cao, ứng dụng sẽ trở thành một món hàng khó bán. Ngoài ra, đòi hỏi đầu tư dài hạn với chi phí lớn cho hoạt động Marketing để bán các ứng dụng B2B này, nếu không, doanh nghiệp sẽ không bán được hàng
- Vì có giao diện phức tạp nên điều này đã tác động tiêu cực đến khả năng sử dụng của người dùng. Nghĩa là người dùng cần phải có trình độ chuyên môn để sử dụng các ứng dụng. Do đó, các ứng dụng này cũng có đường cong học tập dốc và rào cản gia nhập cao hơn
Ứng dụng B2C là gì?
Hầu hết các ứng dụng mà chúng ta đang dùng hằng ngày là ứng dụng B2C. Mục tiêu của các ứng dụng này là người tiêu dùng cuối cùng. Trọng tâm cốt lõi của các ứng dụng này là làm cho cuộc sống của người dùng trở nên dễ dàng và giúp họ hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể với nỗ lực tối thiểu. Do đó, các ứng dụng B2C sẽ giúp người dùng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ mua hàng đến nộp thuế, thanh toán điện, nước, hoặc là phục vụ cho nhu cầu giải trí.
Ưu điểm của ứng dụng B2C
- Các nhà phát triển ứng dụng B2C có xu hướng tập trung nhiều hơn vào việc cải thiện trải nghiệm người dùng. Đội ngũ làm sản phẩm sẽ thêm các tính năng theo cách lặp đi lặp lại để thu hút người dùng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng thông báo đẩy, gửi cảnh báo, hiển thị quảng cáo sản phẩm và quảng cáo ưu đãi, giảm giá để thu hút sự quan tâm của người dùng. Kết quả là ứng dụng có nhiều khả năng trở nên phổ biến hơn và lan truyền hơn
- Ứng dụng B2C cho phép Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7. Doanh nghiệp giải quyết kịp thời và thỏa đáng cho các thắc mắc của khách hàng và giúp người dùng có khả năng tự giải quyết các vấn đề của mình. Điều này giúp Doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng của mình. Kết quả là doanh thu của Doanh nghiệp gia tăng vì không chỉ có thể thu hút người dùng mới mà còn có thể giữ chân những người dùng hiện có
Nhược điểm của ứng dụng B2C
- Yếu tố cạnh tranh là một trong những nhược điểm lớn nhất của việc xây dựng ứng dụng B2C. Với hơn chín triệu ứng dụng đã có mặt trên các cửa hàng ứng dụng và hàng nghìn ứng dụng mới được thêm vào hàng ngày, ứng dụng của Doanh nghiệp bạn có thể dễ dàng bị lạc trong đại dương các ứng dụng khác. Ngay cả khi Doanh nghiệp cố gắng tạo ra rất nhiều quảng cáo trước khi ra mắt ứng dụng của mình, thì ứng dụng cũng có thể bị rơi vào quên lãng chỉ sau vài tuần. Hoặc là Doanh nghiệp có thể thu hút hàng nghìn người dùng mới nhưng họ sẽ sớm từ bỏ ứng dụng khi đối tượng sáng giá tiếp theo tung ra thị trường
- Hầu hết người dùng có xu hướng đưa ra quyết định tải xuống ứng dụng dựa trên các bài đánh giá và xếp hạng. Để đạt được xếp hạng cao hơn và đánh giá tốt cho ứng dụng của Doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Và người dùng sẽ có khuynh hướng bỏ mặc ứng dụng của Doanh nghiệp nếu nó không cung cấp tính năng mới hoặc độc đáo mà không ứng dụng nào khác cung cấp. Đó là lý do tại sao một công ty phát triển ứng dụng và phần mềm luôn tìm cách thêm các tính năng mới
B2B và B2C App - Các khác biệt quan trọng doanh nghiệp cần quan tâm
Hãy xem xét một số điểm khác biệt chính giữa ứng dụng B2B và B2C để giúp Doanh nghiệp tự tin hơn vào quyết định lựa chọn loại ứng dụng nào để phát triển. Mặt khác, điều này sẽ giúp các nhà quản lý biết cách lựa chọn và làm việc với một đối tác xây dựng sản phẩm số, mà có thể hiện thực hoá được ý tưởng sản phẩm ngay từ khi nó còn rất mơ hồ để trở thành một sản phẩm hoàn thiện, đem lại trải nghiệm tích cực cho người dùng và giúp Doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.
1. Thiết kế UX/UI
B2C: tập người dùng đa dạng, với những đặc tính riêng biệt ở từng ngành nghề. Nhu cầu sử dụng sản phẩm xuất phát từ động lực cá nhân của người dùng, do vậy, sản phẩm không chỉ phải đáp ứng được nhu cầu này mà phải đảm bảo được sự thuận lợi, đơn giản, dễ dùng và thoải mái. Tránh sử dụng thuật ngữ chuyên ngành thay vào đó là ngôn từ gần gũi và quen thuộc. Khi có quá nhiều sự lựa chọn trong hàng ngàn các ứng dụng, người dùng sẽ rời bỏ ứng dụng có trải nghiệm phức tạp mà chuyển sang ứng dụng khác đơn giản hơn.
B2B: các sản phẩm này có mục tiêu giúp người dùng hoàn thành các tác vụ liên quan đến công việc của họ, qua đó giúp Doanh nghiệp tối ưu quy trình vận hành. Động lực sử dụng của người dùng đến từ trách nhiệm với doanh nghiệp, nên lúc này người dùng sẽ ưu tiên việc hoàn thành tác vụ đúng và chuẩn xác hơn là yếu tố nhanh chóng, dễ dàng. Lúc này, yếu tố UX/UI sẽ ít quan trọng hơn và người thiết kế được tự do sử dụng các thuật ngữ kỹ thuật/chuyên ngành.
2. Mức độ cập nhật ứng dụng
B2C: Thiết kế trải nghiệm (UX) đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với ứng dụng B2C khi mà việc thành công của ứng dụng được đo lường bằng 3 metrics lớn như: số lượt tải xuống (Download), người dùng hoạt động hằng ngày (Daily Active User) và sự hài lòng của người dùng (User Satisfaction). Ứng dụng B2C được ví như là công cụ giúp Doanh nghiệp đạt mục tiêu tăng trưởng doanh thu, vì vậy, các sản phẩm này phải liên tục cải tiến, sửa lỗi và đổi mới để gia tăng cạnh tranh cho Doanh nghiệp.
B2B: Với mục tiêu tối ưu quy trình vận hành Doanh nghiệp, nên đội ngũ xây dựng sản phẩm cần ưu tiên sự chuẩn xác và đồng nhất để thu hút người dùng sử dụng thường xuyên thay vì xem đây là yêu cầu bắt buộc đến từ phía công ty. Bên cạnh đó, các nền tảng phải đảm bảo tính ổn định và có thể “scale-up” cùng Doanh nghiệp.
3. Tâm lý người dùng
B2C: ứng dụng được sử dụng gần như mỗi ngày nên bị ảnh hưởng và chi phối nhiều bởi yếu tố cảm xúc của người dùng. Yếu tố này lại bị ảnh hưởng bởi nhiều khía cạnh khác như: mùa, xu hướng, màu sắc, tâm trạng…Vì thế, các giải pháp thiết kế cần đặc biệt lưu ý trong việc tạo ra các cảm xúc tích cực cho người dùng.
B2B: người dùng trong tâm lý sử dụng ứng dụng vì trách nhiệm với Doanh nghiệp, nên việc ưu tiên hoàn thành công việc đúng và kịp thời luôn là yếu tố tiên quyết. Các giải pháp thiết kế không cần quá bắt mắt hoặc quá tập trung vào cảm xúc người dùng, mà người thiết kế nên đảm bảo tính chuyên nghiệp, hạn chế tối đa lỗi có thể xảy ra, có điều hướng dễ dàng và dễ chịu.
Kết luận
Rõ ràng cách tiếp cận và phương pháp luận trong việc phát triển các ứng dụng cho B2B và B2C có nhiều sự khác biệt với nhau, như là cách chúng được lên ý tưởng, phát triển, quảng bá và duy trì. Điều này đòi hỏi đội ngũ phát triển sản phẩm cần phải nhận thức được những biến thể này và lập kế hoạch xây dựng sản phẩm cho phù hợp.
Với tư cách là nhà quản lý Doanh nghiệp, điều này có nghĩa là trước khi bắt đầu quá trình phát triển ứng dụng tốn kém và kéo dài, bạn nên tìm hiểu và bắt tay với đối tác phát triển sản phẩm đáng tin cậy để được giải đáp những câu hỏi thích hợp.
Nhận thông tin mới nhất từ GEEK Up