insight-background

STRATEGY

3 phút

Outsourcing Provider và Product Partner khác nhau như thế nào?

Hai hình thức Outsourcing Provider và Product Partner có đặc trưng gì, khác biệt cơ bản như thế nào và có ưu - nhược điểm ra sao? Doanh nghiệp nên chọn hình thức nào phù hợp với yêu cầu xây dựng sản phẩm số của mình? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm góc nhìn và thông tin chi tiết về chủ đề này.

Outsourcing Provider và Product Partner khác nhau như thế nào?

Quá trình tìm kiếm đơn vị cùng đồng hành phát triển sản phẩm số tạo tác động tích cực đòi hỏi doanh nghiệp phải sàng lọc để đưa ra quyết định “chọn mặt gửi vàng” giữa một danh sách dài các nhà cung cấp dịch vụ Công nghệ thông tin trên thị trường với nhiều dịch vụ và sản phẩm khác nhau.

Tại Việt Nam, bên cạnh các đơn vị cung cấp dịch vụ gia công phần mềm (Outsourcing Provider) phổ biến trên thị trường, còn có Đối tác xây dựng sản phẩm số (Product Partner) - hình thức mới mẻ mà GEEK Up hiện là một trong những đơn vị tiên phong tại Việt Nam.

Outsourcing Provider là gì? Product Partner là gì?

Gia công (Outsourcing) là dịch vụ cung cấp bởi đơn vị gia công (Outsourcing Provider) để thực thi chính xác các yêu cầu được xác định rõ từ trước. Lợi ích của mô hình dịch vụ này đối với doanh nghiệp chính là khả năng tối ưu nguồn lực. Trong nhiều trường hợp, để tối ưu quá trình phát triển, ra mắt sản phẩm, hoặc quản lý vận hành, doanh nghiệp có thể uỷ nhiệm những tác vụ (tasks), yêu cầu cụ thể cho bên cung cấp dịch vụ gia công. Mục tiêu của các đơn vị này là đảm bảo hoàn thành đúng các công việc như đã thoả thuận với mức chi phí và nguồn lực tối ưu nhất.

Trong lĩnh vực phát triển sản phẩm (Product Development), ngoài các đơn vị gia công cũng như các nhà phát triển sản phẩm độc lập (Product Developer) còn có các đối tác phát triển sản phẩm (Product Partner). Hướng đến việc hiện thực hoá các ý tưởng, tầm nhìn của doanh nghiệp thành những sản phẩm số đáp ứng mục tiêu kinh doanh, Product Partner sẽ tiến hành thu thập insights, phối hợp với nhiều bộ phận liên quan, đảm bảo đầu ra là một sản phẩm số chuyên biệt giải quyết vấn đề đặc thù của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, GEEK Up là một trong những đơn vị tiên phong trong mô hình đối tác phát triển sản phẩm số - Product Partner.

Những khác biệt cơ bản giữa Outsourcing Provider & Product Partner

Một trong những khác biệt đáng chú ý nhất giữa 2 hình thức này chính là Product Partner sẽ thiên về tư duy làm sản phẩm (Product Mindset) trong khi Outsourcing Provider thường thuần về khía cạnh tối ưu quá trình, nguồn lực hoàn thành tác vụ cụ thể (Technical mindset). Tư duy này được thể hiện rõ qua quy trình, phương pháp làm việc, phạm vi công việc và giao phẩm (deliverables).

Outsourcing Provider va Product Partner khac nhau nhu the nao GEEK Up
Những khác biệt cơ bản giữa hình thức Outsourcing Provider và Product Partner

Phương pháp tiếp cận

Để xây dựng sản phẩm số cho doanh nghiệp, các đơn vị Outsourcing cần được cung cấp "bản vẽ" sản phẩm cụ thể, chân dung người dùng, các tính năng cần có cũng như yêu cầu kỹ thuật liên quan. Đơn vị gia công sẽ thực hiện theo từng công đoạn riêng biệt, nhận tư liệu, tiến hành xử lý và trả về các giao phẩm. Quá trình này đòi hỏi sự phối hợp và kiểm định liên tục từ đội ngũ làm sản phẩm (Product team) và phụ trách Công nghệ thông tin (IT team) của doanh nghiệp để đảm bảo các giao phẩm đạt yêu cầu đã thoả thuận.

Trong khi đó với tư duy sản phẩm, Product Partner sẽ cùng với doanh nghiệp thống nhất về thành quả sau cùng cũng như cách tiếp cận, phối hợp làm việc giữa Product Partner và doanh nghiệp. Sau đó Product Partner sẽ làm việc với đội ngũ phụ trách kinh doanh (Business team) của doanh nghiệp để thu thập insight, xây dựng các chiến lược sản phẩm, concept đầu tiên từ mục tiêu kinh doanh. Dựa trên các insight này, đội ngũ sẽ bắt tay vào công việc thiết kế, lập trình và ra mắt sản phẩm. Xuyên suốt quá trình này là hoạt động trao đổi thông tin liền mạch, đòi hỏi sự đồng thuận cao giữa các đội ngũ của doanh nghiệp và Product Partner.

Outsourcing Provider chỉ tập trung "Build the Product Right

Phạm vi công việc (Scope)

Phạm vi công việc khi xây dựng sản phẩm số cũng có sự khác biệt giữa hai loại hình này: Product Partner chú trọng đến khía cạnh xây dựng đúng sản phẩm (Build The Right Product) có khả năng giải quyết vấn đề, đáp ứng mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, bên cạnh việc tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh (Build the Product Right).

Trong khi đó Outsourcing Provider tập trung xây dựng sản phẩm đúng theo yêu cầu cụ thể mà doanh nghiệp “đặt hàng” (Build the Product Right). Vì vậy các khía cạnh công việc chỉ gói gọn trong quá trình nhận yêu cầu, các tư liệu đầu vào từ doanh nghiệp, tiến hành các tác vụ thiết kế đồ họa, lập trình Frontend/ Backend/ Mobile cho đến bàn giao một sản phẩm hoạt động hoàn chỉnh theo đúng "bản vẽ" của doanh nghiệp.

Chuyên môn

Product Partner sở hữu nhiều nhóm chuyên môn, dịch vụ đặc trưng dành riêng cho việc xây dựng sản phẩm (Product Expertise) như Phân tích sản phẩm, Lên ý tưởng sản phẩm, Nghiên cứu người dùng, Thiết kế trải nghiệm... trong khi Outsourcing Provider chỉ đơn thuần cung cấp các tài nguyên cần thiết về nhân sự (thiết kế, lập trình,...) đảm bảo hoàn thành tác vụ theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp.

Mức độ phối hợp

Quan hệ giữa khách hàng và Outsourcing Provider thường kết thúc ngay sau khi bàn giao sản phẩm đầu ra (outputs) cuối cùng.

Đặc điểm của Product Partner là quá trình tìm kiếm insight và thực thi đều đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và sâu rộng giữa các nhóm nội bộ trong doanh nghiệp và đội ngũ phát triển sản phẩm về khía cạnh con người cũng như chuyên môn. Với vai trò là một đối tác, Product Partner cũng chia sẻ mục tiêu tạo nên một sản phẩm thành công cùng doanh nghiệp.

Các sản phẩm bàn giao (deliverables)

Trong giai đoạn khởi đầu, từ bản brief (bản tóm tắt yêu cầu) của doanh nghiệp, Outsourcing Provider sẽ cung cấp bảng đánh giá thông tin doanh nghiệp (Business Analysis) cũng như danh sách các yêu cầu tính năng cần có. Sau đó, dựa trên các yêu cầu chi tiết từ doanh nghiệp về khía cạnh đồ họa (Visual Input) và kỹ thuật (Technical Requirements) mà Outsourcing Provider sẽ tiến hành gia công và bàn giao các giao phẩm (deliverables), một phần hoặc một sản phẩm hoàn chỉnh có tính năng và thiết kế tương ứng với các yêu cầu này.

Product Partner luôn hướng đến việc đồng hành cùng doanh nghiệp tạo ra sản phẩm cụ thể (Prototype, MVP hoặc sản phẩm hoàn chỉnh) dựa vào các thông tin doanh nghiệp cung cấp về Ý tưởng sản phẩm (Product Ideas), Insight doanh nghiệp (Business Insight) và Insight người dùng (User Insight) bên cạnh các yêu cầu chung (Requirements). Đội ngũ Product Partner sẽ tiến hành các công việc chuyên môn về làm sản phẩm số, cung cấp các thông tin, dữ liệu hữu ích từ quá trình Nghiên cứu kinh doanh (Business Research), Lên ý tưởng sản phẩm (Product Conceptualization), Nghiên cứu UX, trước khi tạo nên Thiết kế UX/UI, cũng như sản phẩm hoàn thiện cuối cùng.

Ưu nhược điểm của từng hình thức

Đơn vị gia công sản phẩm số (Outsourcing Provider)

- Ưu điểm: Chi phí hợp lý, phương thức làm việc quen thuộc với nhiều doanh nghiệp nên dễ tiếp cận hơn. Outsourcing có khả năng giải quyết tốt và “gọn gàng” bài toán của doanh nghiệp nếu có yêu cầu ban đầu rõ ràng.
- Khuyết điểm: Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ bài toán kinh doanh và sản phẩm số của mình, có thể phải tự thiết kế sản phẩm số. Đối với doanh nghiệp chỉ mới có nhu cầu kinh doanh, chưa hiểu rõ nhu cầu về những sản phẩm số thì hợp tác với một đơn vị gia công phần mềm sẽ gặp nhiều trở ngại, đặc biệt đối với những sản phẩm có concept mới lạ.

Đối tác phát triển sản phẩm số (Product Partner)

- Ưu điểm: Product Partner là các đơn vị chuyên xây dựng sản phẩm số vì vậy mọi quyết định đều đến từ tư duy sản phẩm nhất quán. Product Partner đồng hành cùng doanh nghiệp từ giai đoạn đầu tiên khi chưa có phác thảo cụ thể cho đến lúc doanh nghiệp hình thành ý tưởng. Đơn vị này sẽ tư vấn, thiết kế và hiện thực hóa để đưa sản phẩm đi vào vận hành, đảm bảo sản phẩm phù hợp với người sử dụng và mang lại giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Khuyết điểm: Doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ insight và cùng lên ý tưởng, thảo luận sâu sát với Product Partner. Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể dành nhiều nỗ lực cho hoạt động này, cũng như có sự tin tưởng cao đối với Product Partner đồng hành.

Outsourcing Provider va Product Partner khac nhau nhu the nao GEEK Up
Ưu điểm, nhược điểm khi lựa chọn Outsourcing Provider hoặc Product Partner xây dựng sản phẩm số

Với những chia sẻ ở trên, GEEK Up hy vọng đã cung cấp thêm góc nhìn, kiến thức hữu ích để bạn có thể phân biệt hình thức Outsourcing Provider và Product Partner, từ đó có quyết định đúng đắn khi lựa chọn đơn vị xây dựng sản phẩm số tạo tác động tích cực cho doanh nghiệp.

Tiếp tục tìm hiểu thêm về thời điểm vàng để doanh nghiệp lựa chọn Product Partner xây dựng sản phẩm số và tối ưu chi phí nhất.

Chia sẻ

Sao chép đường dẫn

Nhận thông tin mới nhất từ GEEK Up

Cập nhật thông tin sự kiện, xu hướng và kiến thức sản phẩm số qua email của chúng tôi